Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

THƯ TIN: DANH SÁCH CTV GỬI BÀI THAM GIA TẬP 15/2019 CỦA VĂN NGHỆ AN NHƠN


   Đến hết ngày 15/05/2019, Văn nghệ An Nhơn đã nhận được bài vở cộng tác của các anh chị và các bạn:
Hoàng Trọng Quý, Thùy Anh, Kim Tiết, Trần Minh Đức, Bùi Văn Thọ, Sơn Trúc, Dã Phương, Thi Văn, Huỳnh Văn Mật, Tường Tri, Lâm Huy Ánh, Hương Lê, Nguyễn Minh Quang, Mang Viên Long, Ngô Sương, Lê Vinh, Thái An Khánh, Đoàn Minh Vân, Dương Tư, Đào Viết Bửu, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Đình Thu, Lê Thị Xuyên, Khổng Trường Chiến (An Nhơn), Hồ Hải (Phù Mỹ), Nguyễn Thị Phụng, Đặng Quốc Khánh, Trương Thúy, Lê Bá Duy (Tuy Phước), Hồ Thế Phất, Hồ Thế Sinh (Phù Cát), Lê Phượng, Lê Hứa Huyền Trân, Nguyễn Đặng Thùy Trang, Đào Phan Minh Cần, Nguyễn Văn Thắng (Quy Nhơn), Lê Đình Tiến (Hưng Yên), Thanh Trắc Nguyễn Văn, Lê Anh Phong (TP. HCM), Trần Hoan (Đồng Nai), Huỳnh Minh Tâm, Minh Vũ (Quảng Nam), Tiểu Nguyệt (Phú Yên), Trần Đức Tín (Bình Dương), Nguyễn Thanh Dũng, Diệp Linh (Long An), Nguyễn Ngọc Hưng (Quảng Ngãi), Trầm Thanh Tuấn (Trà Vinh), Trương Hồng Phúc, Trần Thị Uyên (Đăk Lăk), Đặng Hoàng Thám, Sene Thạch (Cần Thơ), Tịnh Bình (Tây Ninh), Huỳnh Thị Kim Cương (Kiên Giang), Ca Dao (Khánh Hòa), Trịnh Bửu Hoài, Huỳnh Ngọc Phước (An Giang), Trầm Thanh Tuấn (Trà Vinh), Thu Hiền (Đà Nẵng), Lê Minh Thế (Kon Tum)
   Văn nghệ An Nhơn chân thành cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của các anh chị và các bạn. Chúc các anh chị và các bạn sức khỏe, và luôn gắn bó với Văn nghệ An Nhơn.

V.N.A.N 

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2019

TIN BUỒN: CỤ ÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHI ĐÃ QUA ĐỜI



Cụ ông Nguyễn Đình Chi (Thân phụ của nhà thơ Nguyễn Phước Thắng, hội viên Hội VHNT thị xã), sinh năm 1930, tại Nhơn An, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, do tuổi cao sức yếu đã qua đời tại nhà riêng vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 19/04/2019, tức ngày Rằm tháng 3 năm Kỷ Hợi, hưởng thọ 90 tuổi.
Lễ an táng diễn ra vào lúc 16 giờ ngày 21 tháng 04 năm 2019, tức ngày 17 tháng 3 năm Kỷ Hợi, tại nghĩa trang Tân Dân, xã Nhơn An.
Văn nghệ An Nhơn chân thành chia buồn cùng nhà thơ Nguyễn Phước Thắng và gia đình. Đồng thời cầu mong hương hồn Cụ ông sớm được siêu thoát.

Văn nghệ An Nhơn 

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

THÔNG BÁO CỦA VĂN NGHỆ AN NHƠN: ĐẾN HẾT NGÀY 15/05, SẼ KẾT THÚC VIỆC NHẬN BÀI CHO TẬP 15/2019



Tập 15/2019 của Văn nghệ An Nhơn dự kiến ra mắt bạn đọc trong tháng 7 tới.
Nội dung tập trung 2 chủ đề chính: Ngày gia đình Việt Nam 28 tháng 6 & Ngày quốc tế thiếu nhi, 01 tháng 6.
Thể loại cộng tác gồm: Thơ, nhạc, tranh ảnh, truyện ngắn, bút ký, tùy bút, tạp bút, ghi chép, tản văn…
Tập 15/2019 tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các chuyên mục như: Dưới lũy tre làng, Trang thiếu nhi, Trang viết trong nhà trường…
Ngoài 2 chủ đề và các chuyên mục như đã nêu trên, các anh chị có thể viết về các đề tài khác như tình yêu đất nước, quê hương, cuộc sống… cùng những đổi thay, phát triển của đất và người An Nhơn.
Thời gian kết thúc nhận bài: Đến hết ngày 15/05/2019.
Bài vở gửi về địa chỉ email: annhon2018@gmail.com 
(Văn nghệ An Nhơn không nhận tác phẩm gửi tay hoặc gửi qua đường bưu điện).
Ngoài bút danh, các tác giả cần ghi rõ họ và tên thật, địa chỉ và số điện thoại để tiện việc liên hệ, trao đổi.
Rất mong sự cộng tác của các anh chị và các bạn.
Thân mến
Văn nghệ An Nhơn  

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

TỪ VĂN NGHỆ AN NHƠN TẬP 14/2019, NGẪM VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỊ XÃ - Bài của Lê Bá Duy

.

 Cầm trên tay cuốn Văn nghệ An Nhơn số Xuân Kỷ Hợi do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành quý I năm 2019, lướt qua một lượt, lòng tôi vui có, buồn có. Buồn thì đơn lẻ, vui thì đông đầy, tình thì ăm ắp. Vậy thì buồn có gì tiêu biểu, đáng nói. Lấy vui hòa vui cùng với anh chị em văn nghệ cất lên dàn đồng ca cộng hưởng tình yêu quê hương, con người quê mình đang ngày càng thay da đổi thịt. Mùa xuân vẫn còn vương trên sắc lá, ăm ắp niềm vui, căng tròn sức sống. Nhâm nhi từng trang sách để sẻ chia, đồng cảm  cùng với những đứa con tinh thần của các tác giả trong tập mới thấy lòng ấm áp, nhẹ nhàng và đằm thắm tình người hơn
    Tôi thích khổ tạp chí 16x24 cm này, thích cái lối trình bày trang nhã, bắt mắt, font chữ rõ ràng, sang trọng của Văn nghệ An Nhơn. Hình thức chuẩn, đẹp! Nội dung phong phú! Mừng cho Hội VHNT Thị xã quê mình lại tiếp tục cho ra mắt một cuốn sách ấn tượng nữa!
    Điều tôi để tâm nhiều là chất lượng của tạp chí. Số này nội dung có đủ các thể loại (ra quân hùng hậu). Ngoài những bài viết về An Nhơn đổi mới từ “Thị” lên “Thành”, viết về Kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi –Đống Đa…, về Tây Sơn Điện-Bảo tàng Quang Trung…; Trang thơ của 47 tác giả, 6 truyện ngắn, và một số tạp bút-tản văn, bút ký, tùy bút, giới thiệu tác giả-tác phẩm, văn học nước ngoài, còn có trang thiếu nhi và trang viết trong nhà trường… Thể loại âm nhạc, mỹ thuật, ảnh, cũng được chọn lọc đưa vào tạp chí với dụng ý nghệ thuật tôn vinh cái đẹp của Đất và Người An Nhơn nói riêng và Bình Định nói chung.
      Những bài thơ trong tập là “món ăn” đầu tiên của tôi. Nhặt lấy những câu thơ hay, những câu thơ đi vào lòng người theo cách riêng của mình tưởng dễ nhưng lại không phải. “Thành hoàng đế” của Lê Vinh mở đầu trang thơ là tâm tình của nhà thơ với “em” về quê hương-nơi một thời “huyền tích kinh xưa”, nơi chứng tích một thời “áo vải cờ đào” đầy tự hào, pha lẫn xót xa bi tráng…
     Trần Viết Dũng với “Vua và em” chân thành, với cảm xúc mạnh liệt, đâu chỉ viết về vị vua “áo vải” với “Ngọc Hân công chúa” mà muốn gửi thông điệp về chất người miền Trung hào sảng, độ lượng bao dung, biết yêu-ghét, biết “thời trang và rất phong trần…” nhưng cũng biết sống vì người mình cần yêu và cần sống… Non sông sinh “Người” mà Người cũng là con của non sông nước Việt thân yêu! “Ta trai Bình Định hơi khô cứng/ Rất thật tình riêng phong cách miền Trung/ Ô hay sông núi sinh người vậy/ Mà lúc nào cũng độ lượng bao dung…”.
   Hình ảnh Ngọc Hân ấy còn gặp trong thơ Đặng Quốc Khánh: Ngọc Hân xưa khóc Quang Trung/ Giờ em mắt lệ não nùng vì ai/ Rưng rưng giọt vắn giọt dài/ thấm ngàn sau điệu bi ai lỡ làng” (Người ngâm Ai Tư vãn).
      Tôi thích hình ảnh “Tháng Giêng sóng lúa chạy đồng” của tác giả Khổng Trường Chiến. Đây là một hình ảnh thơ thật đẹp kết hợp với câu sau “còn thương hoa cải trổ ngồng bên hiên…” làm cho ý thơ lung linh ấn tượng. Và cái ảo của câu thơ thứ tư “Cõng gánh chung riêng” cũng thật đắc địa. Và lúc này chung riêng có hình khối có sức nặng để nhân vật trữ tình có thể “run run cõng” một trời quê mình vào thi ca…
    Lê Thụy Phương với “Ngửa nón đầy ngọc lan” cho thấy hương vị núi rừng được anh mang về thị xã “thơm nức mùi đại ngàn”.  Và tôi chú ý đến những câu giàu cảm xúc làm tôi thảng thốt, bâng khuâng của Duy Phạm: “giọt lệ khô rơi mẹ tôi xưa nằm đợi/ vạt cỏ khâu chiều hoang hiu vời vợi/thắp nén hương lòng thổn thức gọi mẹ ơi…”.
   Ngày xuân, rượu và mai là đề tài thi nhân xưa nay ít nhiều được đưa vào thơ để người đọc thưởng thức. An Nhơn nổi tiếng với rượu Bàu Đá say đến nguyên tiêu vạn tứ thơ… (Rượu Hoàng Mai - Hồ Thế Phất)
   Chủ đề người phụ nữ cực nhọc lam lũ một đời được Kim Tiết, Vĩnh Tuy, Duy Phạm, Nam Art… khai thác qua cảm xúc chiêm nghiệm nên đủ độ chín để rung cảm. Rất ấn tượng khi đọc những câu này của Vĩnh Tuy: “Thương chồng thương các con thôi/ lệch vai gánh cả một đời trần ai/ giấu vào đêm tiếng thở dài/ các con vui mỗi sớm mai đến trường…”. 
    Thời buổi hiện nay gáo nhựa có mặt khắp nơi. Với Phạm Ánh, hình ảnh gáo dừa đi vào thơ thật dễ thương gợi nhớ một thời “chân quê”: “Gáo dừa mỗi gáo một nơi/ giếng quê tôi uống mấy đời vẫn trong…” và để yêu thương quê hương nén trong lòng nhà thơ bộc bạch: “giếng sâu giếng cạn bao nhiêu đã trong tận đáy thương yêu tận lòng” (Giếng quê- Phạm Ánh).
    Cảm nhận của nhà thơ thật tinh tế. Tôi rất thích kiểu diễn đạt như thì sĩ họ Phạm này: “Phụ hoa lỡ rụng một bông/ phụ lòng em rớt nên sông chút tình…”. Từ “lỡ” thật hay, đặt vào câu thơ cho thấy dụng ý chơi chữ của nhà thơ tinh tế thật. và tiếp theo “phụ lòng” để rớt “bên sông chút tình” làm câu thơ trước mạnh hơn, đủ cho thấy sự nâng niu trân trọng của nhà thơ trước cái đẹp của thiên nhiên, con người và cuộc sống. Do vậy hai câu kết lại mở ra một tình yêu vô bờ bến của người thơ “đâu nỡ” “phụ mình” để rồi “tỏa hương trên lá trên nhành mừng nhau”. (Xuân, Phạm Văn Phương)
    Còn nhiều câu thơ hay trong tập tôi xin dành lại cho bạn đọc cùng thưởng thức. Trên từng bước đi của Văn nghệ An Nhơn từ những năm 80 của thế kỷ trước, thơ văn An Nhơn trưởng thành lớn mạnh. Từ một nhóm thơ “Tứ hữu Bàn thành” giờ người làm thơ đông đảo hùng hậu. Từ những bài thơ day dứt thân phận, hoài cổ, ca ngợi thiên nhiên, trải lòng… đến những bài thơ bám rễ vào hiện thực cuộc sống, ngợi ca An Nhơn nay đã thành thị xã khang trang, hiện đại. Từ chi hội VHNT của huyện trở thành Hội VHNT của thị xã với một đội ngũ người viết văn trưởng thành và có sự kế thừa của các em trong nhà trường với bài viết khá chắc tay. Văn nghệ An Nhơn thực sự đã trưởng thành trên mọi lĩnh vực: Thơ văn, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn học trong nhà trường… Thiết nghĩ nếu BCH Hội phối hợp tốt công tác tham mưu với lãnh đạo thị xã trong nâng cao chất lượng sáng tác văn học chắc chắn phong trào VHNT An Nhơn sẽ không ngừng lớn mạnh hơn, trở thành một Hội VHNT thị xã tiêu biểu trong cả nước, hoạt động sôi nổi, gây được ảnh hưởng đến đời sống VHNT nước nhà…
    Hy vọng và mong muốn sau cùng của tôi là Ban Biên tập cố gắng khắc phục hạn chế như đính chính sau sách, hoặc những sai sót không đáng có như những số tạp chí đã ra, để những tập sách sau được hoàn hảo hơn: đẹp về hình thức, phong phú và chuẩn xác hơn về nội dung thể hiện!

                                                   Tuy Phước, ngày 19.03.2019
                                                                        Lê Bá Duy

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

HỘI VHNT THỊ XÃ TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH THƠ NHẠC CHÀO MỪNG NGÀY THƠ VIỆT NAM LẦN THỨ 17


Kỷ niệm 71 năm ngày Bác Hồ viết bài thơ Rằm tháng Giêng (1948), và hưởng ứng các hoạt động chào mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17, năm Kỷ Hợi 2019, Hội Văn học nghệ thuật An Nhơn phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin - thể thao thị xã tổ chức chương trình thơ nhạc với chủ đề: Xuân khải hoàn.
Thời gian: 19 giờ ngày 18/02/2019, tức đêm 14 tháng Giêng năm Kỷ Hợi.
Địa điểm: Công viên Trung tâm trước cơ quan UBND thị xã.
BTC kính mời hội viên Hội VHNT thị xã, cùng các bạn yêu thơ, nhạc trong và ngoài thị xã đến dự.
Sự có mặt của các anh chị và các bạn sẽ góp phần rất lớn vào thành công của chương trình.
                                   
                                                                                                  Hội VHNT thị xã An Nhơn


Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

DANH SÁCH HỘI VIÊN, CTV GỬI BÀI CỘNG TÁC ĐẶC SAN VĂN NGHỆ AN NHƠN SỐ XUÂN KỶ HỢI 2019


Đến ngày 30/11/2018, thời hạn kết thúc việc nhận bài tham gia Tập 14 số  Xuân Kỷ Hợi 2019, Văn nghệ An Nhơn đã nhận được sự cộng tác của các anh chị và các bạn:

Cao Hoàng Hạ, Lê Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thơ, Sông Song, Nguyễn Như Tuấn, Đào Viết Bửu, Phạm Văn Phương, Diệp Thắng Hoàng, Trì Hữu Tạo, Trình Ngọc Chương, Trần Duy Đức, Hoàng Trọng Quý, Trần Minh Đức, Lãng Tử, Lê Thị Xuyên, Nam Art, Thái An Khánh, Mộng Cầm, Mộng Nam, Thùy Anh, Lê Thụy Phương, Lê Vinh, Cẩm Tú, Trọng Mật, Đoàn Minh Vân, Nguyễn Minh Quang, Thanh Minh, Dã Phương, Nguyễn Hoàng Lâm Ni, Nguyễn Đình Thu, Sơn Trúc, Lâm Huy Ánh, Khổng Trường Chiến, Bùi Văn Thọ, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn An Đình, Duy Phạm, Lưu Thị Nhi Xi, Lê Kim Tiết, Tường Tri, Công Lý, Hương Lê, Phạm Văn (An Nhơn), Võ Ngọc Thọ, Lý Anh Võ, Nguyễn Thanh Xuân, Lê Hứa Huyền Trân, Bích Phượng, Trần Thị Hồng Xuân, Nguyễn Thị Bích Ái, Đoàn Thị Minh Hiệp, Phạm Ánh, Đoàn Văn Sáng, Bùi Thị Xuân Mai, Mẫu Đơn,  Lê Trọng Nghĩa, Vân Phi, Nguyễn Thanh Quang (Quy Nhơn), Hồ Thế Phất (Phù Cát), Trần Viết Dũng (Tây Sơn), Hồ Hải (Phù Mỹ), Vĩnh Tuy (Hoài Nhơn), Đặng Triệu Hồng Ân, Ngô Văn Cư (Hoài Ân), Trần Minh Nguyệt, Lê Bá Duy, Trần Quốc Toàn, Đặng Quốc Khánh, Thụy Bằng, Trương Thúy, Nguyễn Thượng Trí (Tuy Phước), Lê Đình Tiến (Hưng Yên), Phạm Tuấn Vũ, Phan Nam, Huỳnh Minh Tâm (Quảng Nam), Lưu Thị Phụng (Bắc Giang), Trần Thị Uyên (Đăk Lăk), Thu Hiền (Đà Nẵng), Tiểu Nguyệt, Trần Huiền Ân (Phú Yên), Ngàn Thương, Nguyễn Thị Diệu Nga, Nguyễn Văn Toàn, Trường Thắng (Huế), Trần Lê Sơn Ý, Nguyễn Thái Dương,  Lê Thị Cẩm Tú, Thanh Trắc Nguyễn Văn, Nguyên Cẩn, Nguyễn An Bình, Trần Đoàn Luận, Lê Minh Hải, Trần Văn Thiên, Văn Nguyên Lương, Duy Khương, Nguyễn Trí Tài, Lê Minh Hải (TP. HCM), Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Hoài Ân (Quảng Ngãi), Phạm Minh Thuận, Trần Đức Tín (Bình Dương), Tịnh Bình (Tây Ninh), Đặng Hoàng Thám, Thạch Sene (Cần Thơ), Trần Thị Thương Thương, Trần Văn Hoan (Đồng Nai), Huỳnh Thị Kim Cương (Kiên Giang), Lê Văn Hiếu (Lâm Đồng), Nguyễn Giang San (Đồng Tháp), Nguyễn Nhân Văn (Kon Tum), Trịnh Bửu Hoài, Vĩnh Thông (An Giang), Nguyễn Văn Học (Hà Nội), Trầm Thanh Tuấn (Trà Vinh), Ngô Cự Chính (Gia Lai), Hoàng Chẩm (Quảng Trị).

Văn nghệ An Nhơn chân thành cảm ơn sự cộng tác của các anh chị và các bạn. Chúc các anh chị và các bạn sức khỏe, giàu sáng tạo, và luôn gắn bó với Văn nghệ An Nhơn.

V.N.A.N

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

MỘT GIỌNG THƠ LẠ VÀ HAY - Bài của Nguyễn Huy

                                                                       Bích Ngọc

Nói thật, tôi là người ít đọc thơ. Cầm một tập thơ trong tay, tôi lướt qua các trang thơ theo kiểu cỡi ngựa xem hoa, nhưng gặp một câu thơ hay, một bài thơ có tứ mới, lập tức cái lướt nhìn dừng lại, tôi đọc kỹ nhiều lần để hiểu câu thơ đó, kiếm tìm cái hay của bài thơ đó.
Dân Việt ta có truyền thống yêu thích thơ ca, nên có rất nhiều người sính làm thơ. Có thể nói là ra ngõ gặp nhà thơ. Huy Trụ đã nói khá hay:
"Thơ là rượu của thế gian
Phải đâu nước lọc rót tràn mời nhau"
Để rồi chính anh cũng trăn trở, nghĩ suy, những bài thơ mình làm, những tập thơ mình đã xuất bản có phải là thơ đích thực, hay đó chỉ là thứ "nước lọc" nhạt nhẽo mà người ta vẫn thường đưa ra "mời nhau". Người làm thơ thì nhiều, hàng đống tập thơ đã được in ra, nhưng kiếm cho được loại thơ "rượu của nhân gian" ấy cũng có dễ đâu! Tôi lười đọc thơ, một phần cũng vì lẽ đó.
Lâu nay, trong nhãn quan của tôi, thơ là một thứ gì sâu xa, và nhà thơ thuộc lớp người cao sang, tôi chỉ dám đứng xa mà nhìn. Nhưng bây giờ lớn tuổi rồi, về hưu nghỉ, tôi đâm ra muốn gần gũi các nhà thơ, thích nghe thơ của họ. Trong một lần thù tạc với các nhà thơ, các anh giới thiệu nhà thơ nữ Bích Ngọc. Thơ cô thì nhiều, có cả một tập dày, nhưng tôi chỉ xin cô cho nghe vài bài thơ tâm đắc. Có các nhà thơ đàn anh khích lệ, nên cô cũng vui vẻ đọc thơ. Tôi mang máng cảm nhận một thứ thơ ca đúng nghĩa. Chiều ý tôi, nữ sĩ đã chép gửi tôi năm bài, để về nhà "nhấm nháp cho vui!"
Tôi rất thích câu nói này của Bêilinxki: "Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật." Cuộc đời của người đàn bà này thế nào để có những vần thơ sâu sắc như thế! Vẫn là chất tình đó thôi, nhưng nó trĩu nặng tâm tư, mở và khép một tâm hồn sâu kín, muốn nhìn thấu cũng khó lắm thay!

1. Trước hết là một cơn mưa. Bích Ngọc thấy:
Tội cơn mưa

Anh lơ ngơ
Tiễn em
Chiều rất vội.
Ngại em về rớt lại nhớ thương.
Rất tội cơn mưa.
Chưa buồn đã khóc
Em đi rồi
Mưa ngọng nghịu lêu bêu.

Bài thơ mở ra một chất giọng đằm thắm:

Rất tội cơn mưa.
Chưa buồn đã khóc
Có vẻ như là tả một hiện tượng thiên nhiên. Mưa đổ nước, như những giọt lệ rơi. Nhưng sự cảm nhận rất tinh tế, ẩn sâu trong đó là chất tình: "tội", "chưa buồn, đã khóc". Thực ra, đó là cái tình nhớ thương khi xa cách: Tiễn em - Em đi rồi
Cái vẻ rất vội, ngại là sự bày tỏ: nhớ thương
Cái vẻ ngọng nghịu lêu bêu đó đâu chỉ là của cơn mưa, mà là con người. "Tội cơn mưa" chính là tội cho người ở lại trong nỗi nhớ thương sâu sắc!
Nói được cái tình đau xót một cách tinh tế bằng hình tượng lung linh, giọng thơ sâu lắng như thế, cũng là tài!

2. Từ ấy...

Vần thơ khởi sắc.
Khi đôi mắt nồng nàn anh đắm đuối nhìn em.
Từ ấy...
Hồn thơ bất tử.
Vịn lấy thời gian nước chảy đá mòn.

Nhà thơ rất tinh khi viết: "Từ ấy..." ( Chữ "Từ ấy" với dấu...) "Từ ấy" không chỉ một thời điểm cụ thể, mà có quá trình (từ "Vần thơ khởi sắc" đến "Hồn thơ bất tử"). Tình yêu có điểm khởi đầu, nhưng khó xác định cụ thể, giống như ranh giới giữa ngày và đêm, giữa vùng mưa và nắng. Tự nhiên tôi nhớ đến câu thơ của Xuân Quỳnh (Sóng): "Em cũng không biết nữa. Khi nào ta yêu nhau".

và gói chặt trong đó một khối tình
 đôi mắt nồng nàn anh đắm đuối nhìn
Vịn lấy thời gian nước chảy đá mòn
Câu thơ cuối hay, ý nghĩa sâu sắc. Từ "vịn" rất quen thuộc trong khẩu ngữ, Phùng Quán cũng từng dùng: "Vịn câu thơ mà đứng dậy", nhưng xuất hiện ở đây vẫn có chút mới lạ. Cũng thế, câu tục ngữ "nước chảy đá mòn" đi với "thời gian" đã trở nên sâu lắng bất ngờ. Cả câu nói lên một ý thơ trầm lắng, khẳng định sự bền chặt, thuỷ chung.
Bài thơ hay. Từ không mới, nhưng ý lạ, tứ thơ đằm thắm, thiết tha.

3. Dỗi hờn
Biển hồn nhiên

Sóng trở nhàu
Gối lên phận mỏng bạc đầu dưới trăng.
Trắng hồn - uống cạn tuyết băng
Môi khô còn khát vàng son thưở nào.

Gió bay

Bay một lời chào
Vỡ thành ngọn sóng
Sóng trào nguyên khôi.
Gọi nhau - trở kiếp luân hồi
Lạc nhau khản giọng - thì thôi cũng đành!
Hồn nhiên biển mãi còn xanh

Cách thể hiện "dỗi hờn" như thế này thì hơi khó hiểu. Đó là sự "dỗi hờn" của người phụ nữ ở tuối "tri thiên mệnh", muốn yêu chân thành và hồn nhiên như bao người trai trẻ, nhưng có được đâu! Cho nên, "lời chào" theo gió bay, tan thành sóng, nhưng chất "nguyên khôi" vẫn còn đó. Suốt đời "lạc nhau", "gọi nhau" đến "khản giọng" "thì thôi - cũng đành!"

Mượn ngọn sóng trên biển xanh để nói về sự dỗi hờn thân phận:
Biển hồn nhiên
Sóng trở nhàu
cũng là một cách biểu hiện mới lạ của thơ Bích Ngọc. Đó là một ẩn dụ đặc sắc, được vận dụng sáng tạo trong toàn bài. Cho nên, sự dỗi hờn ở đây có chiều sâu của tui tác, có sự chín chắn của con người từng trải, tất cả làm nên độ sâu của bài thơ. "Dỗi hờn" đã trở thành tiếng than thân phận: "phận mỏng bạc đầu", mặc dù nỗi khao khát thương yêu vẫn còn nguyên vẹn:
Trắng hồn - uống cạn tuyết băng
Môi khô còn khát vàng son thưở nào.
Bài thơ tuy có chất tình sâu, tính nhân bản cao, nhưng nghệ thuật còn có chỗ gò ép, khiên cưỡng. Tuy nhiên, dùng câu chữ khuôn sáo để biểu hiện một tứ thơ mới lạ cũng là một nét thành công của bài thơ.

4. Những chuyến xe
Chiều qua -

Người chở thơ tình
Chuyến xe lộng lẫy hành trình im thinh.

Chiều nay - 

Ta chở thơ mình.
Chuyến xe lam lũ giọt tình hư không.

Chở hoài -

Một mớ bòng bong!
Xe lăn cọc cạch bụi hồng mù tăm.

Chở hoài -

Câu chuyện trăm năm.
Chừng nghe hóa kiếp -
Lăm nhăm phận người!...

Bài thơ nói về chuyện tình, nhưng ẩn sâu trong đó là "phận người". Chuyện tình trong thơ Bích Ngọc thường là chẳng vui, luôn ẩn chứa nỗi niềm đau xót, một nỗi đau thân phận. Có gì mà phải luôn đau đớn thế! Cuộc đời của nhà thơ chắc là có nhiều trắc trở, vui ít, buồn nhiều...Tôi nghĩ thế, vì chủ thể trong thơ trữ tình thường là nhà thơ!
"Những chuyến xe" (Tên ban đầu:"Chuyến xe tình") chở tình yêu trong đời người. Trong đời, ai chẳng có một lần yêu! Nhưng tình yêu của người thì êm xuôi, tươi đẹp:

Chiều qua
Người chở thơ tình
Chuyến xe lộng lẫy hành trình im thinh.
Còn mình thì vất vả, long đong; có mà như không:
Chiều nay 
Ta chở thơ mình.
Chuyến xe lam lũ giọt tình hư không.

Cả cuộc đời khát khao, tìm kiếm hoài để có được "Một mớ bòng bong!". Chuyện tình của mình sao toàn những rối ren (mớ bòng bong), trắc trở (cọc cạch) trong cõi hồng trần tối tăm, mù mịt này!

Chở hoài
Một mớ bòng bong!
Xe lăn cọc cạch bụi hồng mù tăm.
Những câu thơ đầy hình tượng ẩn dụ đã nói được cụ thể nhưng kín đáo nỗi đau trong tình yêu không trọn vẹn, không đẹp như trong mơ ước!
Mạch thơ nối tiếp như một tất yếu là tiếng than thân phận. Đó không còn là phận mình, hay phận đàn bà nói riêng , mà là "phận người" - thân phận, nỗi đau con người nói chung!
Chở hoài
Câu chuyện trăm năm.
Chừng nghe hoá kiếp
Lăm nhăm phận người!...
Từ "lăm nhăm" mới lạ, nhưng hơi khó hiểu. Có phải nhà thơ muốn nói đến ý không trọn vẹn, thiếu hoàn thiện? Từ "hoá kiếp" quen thuộc, dùng ở đây nói được một ý sâu: Cuộc đời con người này với nhiều vất vả, thương đau trong tình duyên ở kiếp này, nhưng đến kiếp sau, cũng thế chăng? Cũng "lăm nhăm phận người". Nỗi đau, nỗi chán ngán như nhân đôi trong những kiếp người khổ đau tiếp nối. Những câu thơ cuối nghe như một tiếng thở dài, rất buồn nhưng không đau lắm. Phải chấp nhận thôi! Đó là bản lĩnh của chủ thể trữ tình, cũng là của người đàn bà làm thơ này (ta chở thơ mình).

5. Phố thị chiều qua
Mẹ ra phố thị chiều qua.

Nhẩm hoài chưa thuộc bài ca phận người.
Tím môi chia nửa nụ cười.
Đau dày ngỏ ngách đưa hời bước chân.
Khúc quanh - được mấy người thân!
Rễ-cây-cành-lá - có cần nhau không?

Mẹ ra phố thị chiều đông.

Ngựa thồ chở bóng lông ngông - thật thà.
Ngậm lời - vọng khúc cuồng ca.
Sót vài giọt máu - tứa ra bời bời.
Máu khô nung cháy dòng đời.
Lửa hừng nguyên thuỷ soi lời gọi nhau.
Gọi người cuồng khúc khản đau.
Lòng không - phố nghẽn - dàu dàu bi ca.

Mẹ ra phố thị chiều qua...
Khúc cuồng ca chính là "bài ca phận người". "Cuồng ca" là đau quá, giận quá mà hát lên như điên, như cuồng. Ở đây, người ca hát là một người tỉnh táo hoàn toàn, luôn nhẩm "Khúc cuồng ca", với nỗi đau thân phận.

Đó là nỗi đau của mẹ mà cũng là của ta:

Mẹ ra phố thị chiều qua.

Nhẩm hoài chưa thuộc bài ca phận người.

Mẹ ra phố thị chiều đông.

Ngựa thồ chở bóng lông ngông - thật thà.
Ngậm lời - vọng khúc cuồng ca.

Nỗi đau đó có những gì?

- Đau đớn theo từng bước chân luồn lách trên mọi ngả ngách cuộc đời:
Đau dày ngỏ ngách đưa hời bước chân
- Trong những "khúc quanh" của cuộc đời (lúc khó khăn, cùng quẫn) , vắng người đồng cảm, sẻ chia!
Khúc quanh - được mấy người thân!
Rễ-cây-cành-lá - Có cần nhau không?
Câu thơ như một lời oán trách về nhân tình thế thái! - Buồn người sống xa lạ, lạnh lùng với nhau. Nỗi buồn câm nín, nhưng đau xót vô cùng, đến nỗi thân xác xanh xao, khô gầy cũng muốn túa máu ra để nung nóng tình người:
Ngậm lời - vọng khúc cuồng ca.
Sót vài giọt máu - tứa ra bời bời.
Máu khô nung cháy dòng đời.
Lửa hừng nguyên thuỷ soi lời gọi nhau.
Đau dữ, nhưng không trách nhiều. Tất cả cô đọng thành một khát vọng lớn lao, một nỗ lực cùng cực: "Máu khô nung cháy" thành "Lửa hừng" để "gọi nhau". Những câu thơ tràn đầy hình ảnh ghê rợn, ma quái kỳ lạ hợp thành một "lời gọi nhau".
Cả cuộc đời là một tiếng gọi thê thiết : hãy tìm đến với nhau, sống gấn nhau.
Gọi người cuồng khúc khản đau.
Lòng không - phố nghẽn - dàu dàu bi ca.
Bài thơ nói lên nỗi đau kiếp người. Con người trong bài thơ chí là một cái "bóng lông ngông - thật thà" đi trên đường đời đầy đau khổ (đau dày), xung quanh mình chỉ là những người xa lạ (được mấy người thân?). Đau nhưng cố chịu, chỉ nung nấu một khát vọng tình người. Khát vọng lớn đó làm nên giá trị nhân bản, nhân văn cao của bài thơ. Khó mà tìm thấy một "cuồng khúc khản đau" như thế trong thơ ca đương đại!

Tôi nhớ đến một định nghĩa về thơ của Nguyễn Tuân: "... thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la, từ một cái điểm nhất định mà nó mở được ra một cái diện không gian thời gian, trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp." (Thời và thơ Tú Xương) và thấy rằng thơ Bích Ngọc đáp ứng được yêu cầu đó. Thơ của cô như muốn gửi một thông điệp cho đời, cho mỗi người chúng ta. Đó là thơ ca đích thực, chứ không phải thứ văn vần làm dáng ra thơ! Chính vì thế, đọc thơ Bích Ngọc không dễ chút nào. Người đọc có trình độ "thường thường bậc trung" như tôi thì suy nghĩ đến toát mồ hôi cũng chưa chắc hiểu hết, hiểu trúng được. Có điều, xin nói nhỏ với nhà thơ: "Cũng chừng mực thôi, không khéo lại rơi vào thứ thơ ca bí hiểm!" Thôi thì cũng mạo muội vài lời, có gì phật ý, mong nữ sỹ lượng thứ!
15.7.2010
N.H

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

THƯ TIN: HỘI VHNT THỊ XÃ TỔ CHỨC GIAO LƯU & RA MẮT TẬP THƠ "CỎ HÁT" CỦA BÍCH NGỌC



Vào lúc 7 gi 30, ngày thứ 3 (06/11/2018) ti cà phê Noir, 269 Trn Phú, phưng Bình Đnh, Hội VHNT thị xã tổ chức buổi giao lưu và ra mắt tập thơ Cỏ hát của Bích Ngọc, hội viên Hội VHNT thị xã.
Tập thơ in khổ 13x20, Thiết kế bìa: Cù Huy Vũ, Nhà xuất bản Văn hóa văn nghệ TP. HCM cấp phép.

Hội VHNT thị xã kính mời các anh chị hội viên và các bạn yêu thơ đến dự.
Thân ái,

Hội VHNT thị xã

* Thư tin này thay cho gấy mời

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

ĐÊM 27/10/2018, THỊ XÃ TỔ CHỨC GIỚI THIỆU NHỮNG CA KHÚC VIẾT VỀ QUÊ HƯƠNG AN NHƠN TẠI CÀ PHÊ ĐỒNG VĂN 2


Chi hội Âm nhạc thuộc Hội VHNT thị xã phối phợp với CLB những người yêu âm nhạc (Trung tâm VHTT& TT thị xã) tổ chức đêm giới thiệu những ca khúc  viết về An Nhơn và của giới văn nghệ An Nhơn như: Diệp Thắng Hoàng, Vũ Thành, Diệp Chí Huy, Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Vĩnh, Tường Tri, Trần Chính Dũng, Nguyễn Đình, Trình Ngọc Chương, Trọng Mật, Gia Bảo, Lê Minh Hải
Thời gian: 19 giờ 30 ngày 27/10/2018
Địa điểm: Cà phê Đồng Văn 2 (Khu vực Mai Xuân Thưởng, phường Bình Định)
Rất mong các anh chị yêu âm nhạc trong và ngoài thị xã đến dự.


Thân ái,
Văn nghệ An Nhơn

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

DANH SÁCH HỘI VIÊN & CỘNG TÁC VIÊN GỬI BÀI CỘNG TÁC VĂN NGHỆ AN NHƠN TẬP 14/2019 (XUÂN KỶ HỢI)



Đến hết ngày 18.10.2018, Văn nghệ An Nhơn đã nhận được bài vở cộng tác của các anh chị sau:
Nguyễn Đình Thu, Sơn Trúc, Lâm Huy Ánh, Khổng Trường Chiến, Bùi Văn Thọ, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn An Đình, Tường Tri (An Nhơn), Lê Hứa Huyền Trân, Mẫu Đơn (Quy Nhơn), Trần Viết Dũng (Tây Sơn), Trần Quốc Toàn (Tuy Phước), Lê Đình Tiến (Hưng Yên), Huỳnh Minh Tâm (Quảng Nam), Lưu Thị Phụng (Băc Giang), Trần Thị Uyên (Đăk Lăk),  Thu Hiền (Đà Nẵng), Tiểu Nguyệt, Trần Huiền Ân (Phú Yên), Trường Thắng (Huế), Thanh Trắc Nguyễn Văn, Nguyên Cẩn (TP. HCM), Nguyễn Hoài Ân (Quảng Ngãi), Trần Đức Tín (Bình Dương), Tịnh Bình (Tây Ninh), Thạch Sene (Cần Thơ).
Văn nghệ An Nhơn cảm ơn các anh chị đã nhiệt tình cộng tác. Bài vở xin gửi về email: annhon2018@gmail.com
 Chúc các anh chị sức khỏe, vui!
Thân ái,

Văn nghệ An Nhơn

+ Bổ sung danh sách lần 1:

 Từ ngày 19/10 đến ngày 25/10, Văn nghệ An Nhơn tiếp tục nhận được bài vở cộng tác của các anh chị:Thanh Minh, Dã Phương, Nguyễn Văn Thơ (An Nhơn), Phan Nam, Huỳnh Minh Tâm (Quảng Nam), Lê Đình Tiến (Hưng Yên), Nguyễn Hoài Ân (Quảng Ngãi), Đặng Hoàng Thám, Thạch Sene (Cần Thơ), Ngô Văn Cư (Hoài Ân), Trần Văn Hoan (ĐH Lạc Hồng), Lê Hứa Huyền Trân, Bùi Thị Xuân Mai (Quy Nhơn), Nguyễn Thị Diệu Nga (Huế), Thanh Trắc Nguyễn Văn (TP. HCM)

+ Bổ sung danh sách lần 2

Từ ngày 26/10 đến ngày 31/10, Văn nghệ An Nhơn tiếp tục nhận được bài vở công tác của các bạn: Cẩm Tú, Trọng Mật, Đoàn Minh Vân, Nguyễn Minh Quang (An Nhơn), Đặng Quốc Khánh (Tuy Phước), Đặng Triệu Hồng Ân (Hoài Ân), Phạm Ánh, Đoàn Văn Sáng (Quy Nhơn), Lê Đình Tiến (Hưng Yên), Trần Văn Hoan (Đồng Nai), Nguyễn Văn Toàn (Huế)

+ Bổ sung danh sách lần 3


T 01/11 đến hết ngày 14/11/2018, Văn nghệ An Nhơn tiếp tục nhận được bài vở của các anh chị và các bạn:

 Thùy Anh, Lê Thụy Phương, Lê Vinh (An Nhơn), Nguyễn Thanh Xuân, Lê Hứa Huyền Trân, Bích Phượng, Trần Thị Hồng Xuân, Nguyễn Thị Bích Ái, Đoàn Thị Minh Hiệp (Quy Nhơn), Lê Bá Duy (Tuy Phước), Vĩnh Tuy (Hoài Nhơn),  Nguyễn Văn Toàn (Huế), Nguyễn Thị Thu Hiền (Đà Nẵng), Trần Văn Hoan, Trần Thị Thương Thương (Đồng Nai), Huỳnh Thị Kim Cương (Kiên Giang), Nguyễn Thái Dương,  Lê Thị Cẩm Tú, Thanh Trắc  Nguyễn Văn (TP. HCM), Lê Đình Tiến (Hưng Yên), Trần Đức Tín (Bình Dương)

+ Bổ sung danh sách lần 4

Từ ngày 15/11 đến hết ngày 20/11/2018, Văn nghệ An Nhơn tiếp tục nhận được bài vở của các anh chị và các bạn: Trần Duy Đức, Hoàng Trọng Quý, Trần Minh Đức, Lãng Tử, Lê Thị Xuyên, Nam Art, Thái An Khánh, Mộng Cầm, Mộng Nam (An Nhơn), Lê Trọng Nghĩa, Lê Hứa Huyền Trân (Quy Nhơn), Thụy Bằng, Trương Thúy (Tuy Phước), Hồ Thế Phất (Phù Cát), Nguyễn Hoài Ân (Quảng Ngãi), Thu Hiền (Đà Nẵng), Nguyễn An Bình (TP. HCM), Đặng Hoàng Thám (Cần Thơ), Trần Thị Uyên (Đăk Lăk), Phan Nam (Quảng Nam), Nguyễn Văn Toàn (Huế), Lê Văn Hiếu (Lâm Đồng), Nguyễn Giang San (Đồng Tháp), Nguyễn Nhân Văn (Kon Tum), Tịnh Bình (Tây Ninh), Lê Đình Tiến (Hưng Yên)