Nhiều
nhà phê bình văn học chỉ
ra, hạn chế lớn
nhất của
các cây bút trẻ là vốn
sống còn mỏng
và dường như họ
quá quan tâm đến cái tôi cá nhân. Việc
quanh quẩn với
vài ba cảm xúc bất
chợt hay vài dòng suy tư mang vẻ
triết lý sẽ
làm cho nhà văn trẻ thiếu
chiều sâu. Tôi không phủ nhận
sạch trơn, rằng
người viết
chỉ dựa
vào chút năng khiếu cá nhân mà thành nhà văn. Có trường
hợp như vậy
và điều đó xảy
ra ở những
thiên tài. Còn khi viết được
vài truyện ngắn
"đọc được",
hoặc chỉ
là những tác phẩm
đậm chất
giải trí, nhất
thời, thiếu
chiều sâu đã nghĩ mình trở
thành thiên tài, rồi không chịu
trau dồi, học
hỏi thì coi như người
đó đã tự khai tử
nghiệp văn của
mình.
Văn
giải trí “thống
soái”?
Hiện
nay có quá nhiều người
viết trẻ, sau cả
chục năm sáng tác vẫn trung thành với
lối viết văn giải
trí, đa số là dạng tản
văn, đáp ứng một lượng đông đảo độc
giả trẻ tuổi,
chỉ cần đọc giải
trí, không cần phải đau đầu
nghĩ suy. Đề tài tình yêu là đề tài muốn
thuở. Trong đó là chuyện mơ mộng viển vông, tình phụ,
phụ tình khá sến sẩm.
Viết để cho hay cực
kỳ khó. Vậy nhưng
nhiều cây bút thiếu vốn
sống cứ "ngấu
nghiến" mãi những chuyện
tình lặt vặt cá nhân. Hàng chục
tản văn, truyện ngắn
có mô típ giống nhau, vẫn tính cách ấy,
hành động ấy, không gian và thời
gian vẫn là cái đã viết, chỉ
khác là cái tên nhân vật với
cái tên tản văn, truyện ngắn.
Một
biên tập viên ở một
tạp chí chuyên về thế
giới phụ nữ
tâm sự rằng: "Với tác giả
A, ban đầu có vài truyện lóe lên một
tia sáng. Chúng tôi đăng để động
viên, sau thấy mấy truyện
gửi đến vẫn
không ngoài chuyện thất
tình. Tôi gọi đến nói chuyện,
tác giả hồn nhiên nói rằng: nhưng mà đó là chuyện thật
của em, em viết nhập
tâm và cảm xúc dồi dào". Ô hay, một
người
sáng tác, sao chỉ đi "khơi" cái vốn
có của cá nhân, mà không nghĩ rằng
văn học cần những
điều hơn
thế, vượt
ra ngoài cá nhân(?). Vậy nhưng, những kiểu
sáng tác ấy vẫn ngày ngày diễn
ra và chình ình trên một số tờ
báo, tạp chí nhỏ.
Mới
đây, tôi được
tiếp xúc với một
tác giả ở Thành phố Hồ
Chí Minh, tuy tuổi đời
không còn trẻ, được
một số nhà văn đánh giá cao. Tôi hy vọng
tác giả này có thể đi tiếp
được
nữa, nhưng
đã nhầm to. Sau khi "gặm"
hết cái mình có trong người, tác giả này không chịu
"nạp" tiếp vốn
sống mà vẫn cố
tình "gặm", sinh ra hàng loạt
tác phẩm què quặt, chắp
vá. Và cô vẫn nghĩ đó là những điều
đặc sắc, không ai có. Cô lại
phủ nhận tài văn của
một số người khác và nghĩ mình "ở
chiếu trên" họ.
Ở Thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, theo dõi trên thị
trường
sách, có thể khẳng định
số lượng
các tác giả trẻ tương đương
nhau. Trong đó, chỉ có một
số người
có những năm tháng vật lộn
trước
cuộc đời, dám dấn
thân, đi nhiều, học hỏi
nhiều. Đáng tiếc là, cùng với
công nghệ PR, truyền thông báo chí, mạng
xã hội đã “tung hỏa mù”, khiến
những tác phẩm “làng nhàng” lại
có lượng
độc giả đông đảo.
Trong thực tế,
có một sự chênh lệch
quá lớn trong việc đưa các tác phẩm văn học
ra thị trường.
Rất nhiều cuốn
sách hàn lâm, được
đánh giá có chất lượng
của các nhà văn tên tuổi,
thậm chí được
trao giải thưởng,
thì xuất bản chỉ dừng
ở 2.000 cuốn. Khá hơn một chút thì bán được
5.000 cuốn sau khi tái bản. Trong khi đó, tác phẩm
của nhiều tác giả
trẻ, ít vốn sống,
được
các nhà phê bình xếp vào loại
văn học đại chúng, văn học
giải trí lại có mức
phát hành “khủng”, có cuốn in lần
đầu đã lên tới con số
50.000 bản.
Sở dĩ có sự “thống
soái” này là vì đặc tính của
người
trẻ trong những năm gần
đây đã có sự nhạy bén trong cái mới,
không gian toàn cầu. Người viết
nắm bắt được xu thế đang lan nhanh từ
thị trường
của các nền văn học
lớn vào Việt Nam. Cùng với
đó, người
đọc văn học giải
trí cũng là người
trẻ, dễ bị
chi phối với tâm lý đám đông và dễ bị
cuốn theo các trào lưu.
Đơn
cử như
trào lưu
sách du ký, 5 năm qua xuất hiện
một loạt tác giả
viết dòng sách “xê dịch” và định
hình một lượng
độc giả chạy
theo phong trào, rảnh rỗi
là “xách ba lô lên và đi”. Dòng sách này cuốn
giới trẻ vào sự
tò mò khám phá những miền
đất xa lạ.
Một vấn đề
khác mà nhiều nhà văn hóa, nhà phê bình văn học
chỉ ra, là do căn cốt tư duy của nhiều
bạn đọc trẻ.
Họ tìm đến tác phẩm
văn học chỉ với
nhu cầu giải trí. Họ
không có nhu cầu tìm đọc những
tác phẩm kinh điển, hàn lâm mà phải
vừa đọc vừa
nghĩ ngợi. Từ nhu cầu
sinh ra nguồn cung, là nhiều tác giả
trẻ viết tác phẩm
có đề tài dễ dãi, sáo mòn để
phục vụ số bạn
đọc dễ dãi của
mình.
Thêm nữa, văn học
giải trí, đại chúng bán chạy
còn là do những yếu tố
ngoài tác phẩm, tức là công nghệ
truyền thông. Đa số người viết trẻ,
đặc biệt là ở Thành
phố Hồ Chí Minh đi theo dòng này đều
biết cách tận dụng
tối đa sức mạnh
của truyền thông, mạng
xã hội, facebook…Nhiều tác phẩm
đã được
tác giả đưa
lên facebook, blog cá nhân, có sự
phản hồi của
bè bạn. Không ít nhà sách đã coi đó là kênh để
tìm kiếm bản thảo
và làm nên làn sóng tiêu thụ
mạnh mẽ như hiện nay. Hai tác giả
nghiên cứu phê bình Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị
Phương
Thúy, còn chỉ ra: Công tác PR xung quanh những
tác phẩm văn học giải
trí rất chuyên nghiệp. Nhiều
tác giả chịu khó đi giao lưu với
độc giả, đến
nhiều trường
trung học và tổ chức
các buổi cà phê giới thiệu
sách, xây dựng hình tượng
cá nhân. Độc giả trẻ đổ
xô mua tác phẩm của họ
vì hâm mộ người
viết chứ chưa đọc tác phẩm.
Người
viết trẻ
còn thiếu vốn
sống
Rất nhiều người đã nói, có ông nhà văn chẳng
vào ổ gái điếm ngày nào, nhưng vẫn
viết về họ cực
hay. Hoặc một nhà văn chưa từng
tham gia chiến tranh, vẫn có truyện
ngắn đặc sắc
về chiến tranh. Có nghĩa vốn
sống không phải là điều
quyết định hoàn toàn tác phẩm?!
Một phần vốn
sống, đó là những trải
nghiệm, không phụ thuộc
vào ý thức của người viết.
Nó hiển nhiên diễn ra và để lại
trong lòng người
đó những ấn tượng, để sau này, những
ấn tượng
đó được
thể hiện sinh động
trên trang viết. Không ai vỗ ngực
tôi sẽ đi chịu đói khát, khổ cực
để có vốn sống,
hoặc tôi sẽ yêu thật
nhiều để có kinh nghiệm
viết mà thành công. Thế
nhưng
một cô gái vốn dĩ đã quá lứa,
trải qua vài ba mối tình không thành, đã nhiệt
tình tâm sự với bạn bè rằng:
"Mình sẽ yêu và yêu nữa, không thành thân được
thì cũng thành văn". Quả là nực
cười!
Không vào ổ điếm,
nhưng
người
viết thành công về đề
tài này đã phải đọc nhiều
về nó, hoặc do bạn
bè kể lại, hoặc bằng
một sự cảm
thụ đặc biệt nào đó mà nên. Vốn
sống sẽ được hấp thụ
theo nhiều con đường
khác nhau. Căn bản nhất
là: Đi nhiều để hiểu
và sống hết mình trong đời
sống nghiệm sinh; học
và đọc trong sách vở, ở
thầy cô và bè bạn bằng
tư
duy của một người cầu
thị chứ không phải
sự hằn học, khinh bỉ;
sau nữa là chất lượng của việc
sống và học tập
đó.
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp
có ý kiến cho rằng, chỉ
ra điều thiếu sót cho người
viết văn trẻ là cách yêu quý họ
thật lòng. Nhưng
đã không ít nhà văn đàn anh đã "giết"
các cây bút trẻ bằng việc là khen vống
họ lên, khiến họ
ngộ nhận, tỏ
ra khinh bạc và tin rằng lời
khen đó thật lòng. Nhà phê bình Nguyễn
Đăng Điệp chỉ ra rằng,
ưu
thế của các nhà văn trẻ là họ được
đào tạo cơ bản,
được
sống trong không gian tinh thần
rộng mở, viết
một cách tự do, thoải
mái. Nhiều cây bút tỏ ra khá sắc
sảo và bắt đầu
chạm được
vào thân phận của con người.
Hạn chế lớn
nhất của các cây bút trẻ
là vốn sống còn mỏng
và dường
như họ
quá quan tâm đến cái tôi cá nhân của
mình. Quan tâm đến cái tôi là đúng, nhưng việc
quanh quẩn với vài ba cảm
xúc bất chợt hay vài dòng suy tư mang vẻ
triết lý sẽ làm cho nhà văn trẻ
thiếu chiều sâu. Điều
quan trọng trong nghệ thuật
là sự trải nghiệm,
chiêm nghiệm. Tư tưởng
nghệ thuật của
nhà văn được
hình thành chính trong quá trình chiêm nghiệm
sâu sắc về nhân sinh. Lê Quý Đôn đã từng
nói: "Nếu trong đầu không có ba vạn
cuốn sách, bước
chân không đi nhiều chặng
đường…
thì không có gì để kể
cho người
khác nghe".
Vậy trước
khi muốn trở thành nhà văn thì phải
sống đã, sống một
cách thiết thực nhất.
Trên thực tế, khi nhìn vào các bậc
nhà văn đàn anh đi trước,
chúng ta biết được
họ đã sống và viết
như
thế nào. Chúng ta có một
Nguyên Hồng là nhà văn của người cùng khổ.
Bởi số phận
của họ còn được nhà văn theo đuổi
suốt cả một
đời, kể từ cuốn
sách đầu tay "Bỉ vỏ"
đến bộ tiểu
thuyết đồ sộ
cuối đời là "Cửa
biển", 4 tập, trên 2.000 trang.
Bộ sách là tổng hợp
toàn bộ kinh nghiệm sống
của ông, là sự trải
rộng và đúc kết mọi
mặt vốn sống
của ông về Hải
Phòng lầm than và hướng
tới cách mạng, trong đó không có nhân vật
nào ông không gửi gắm một
niềm yêu ghét được
đẩy đến độ tận
cùng.
Tất cả sáng tác của
Nguyên Hồng là nhằm vào câu trả lời:
Họ đã sống ra sao? Sự sống
ấy, nếu cũng được gọi
là sự sống, quả đã ngồn
ngộn trên các trang viết
của ông. Văn Nguyên Hồng
khai triển, cho thấy biết
bao là phong phú, là chồng chất
và dồn nén cả một
thế giới vừa
đầy mâu thuẫn, ngang trái vừa
giàu vẻ đẹp và chất thơ trong các cảnh đời
và tình người!
Chúng ta có một lão nhà văn Tô Hoài miệt
mài lao động, cần mẫn
trau dồi, để có gia tài hàng trăm tác phẩm.
Dường
như
ông nhìn cuộc đời bằng
con mắt hiển vi, quan sát cụ
thể, tỉ mỉ sự sống,
ghi chép cần mẫn. Tô Hoài viết
văn như
anh thợ chạm khắc
chăm chút tạo từng nét, dáng của
sự vật lên thớ gỗ.
Chính từ những điều ấy
đã tạo ra những trang văn sinh động,
hấp dẫn người đọc
đến từng chi tiết.
Một Nguyễn Huy Thiệp
với chất sống
ngồn ngộn mà ông đã từng
nói mình làm tất cả mọi
việc để có vốn
sống cho viết lách.
Hay trường
hợp Mạc Can, là "nhà văn trẻ"
khi đã ở tuổi đã khá già. Ông đã trải
qua bao nhiêu những năm tháng lăn lộn
ngoài cuộc sống. Tuổi
trẻ ông lầm lũi sống
trên thuyền với những
khát vọng. Sau này, gần
như cả
cuộc đời ông là một
người
tạp kỹ đúng nghĩa. Tất
cả những điều
đó là thế mạnh làm nên các tác phẩm
có sức cuốn hút, có tầm
cỡ.
Cuộc
sống muốn
người viết
trẻ phải
trăn trở.
Nhiều
lúc tôi tự hỏi, thế hệ
mình, những người
cầm bút trẻ đã làm được
gì để góp phần tạo
ra các giá trị? Nhiều lúc tôi tự
thấy xấu hổ
vì đã chưa
thật sự dấn
thân trong sáng tạo, để
cùng với các cây bút trẻ khác, cất
lên tiếng nói của một
thế hệ, những người cầm
bút trẻ đang hưởng
nền hòa bình từ bao quặn
thắt đau thương,
hy sinh xương
máu của bao thế hệ
cha ông đi trước
để làm nên đất nước Việt Nam như hôm nay.
Không
có gì là to tát, chẳng có gì cao siêu. Chúng ta là mỗi
con dân của đất nước, có bao giờ chúng ta vì một
chút quyền lợi cá nhân, mà tuổi
trẻ chúng ta vô cảm với
thời cuộc? Hay chúng ta đã xa lánh với
việc cùng nhau xốc lại
bản thân, để từ
trong chính đời sống thường nhật,
từng con chữ, chúng ta góp phần
tôn bồi văn hóa, nhân lên khát vọng
sống, sự sẻ
chia, đẩy lùi cái bất công ngoài xã hội?
Vâng!
Chúng ta nhận thấy bản
thân nhỏ bé, chỉ là một
hạt cát. Nhưng
chắc chắn đó là những
hạt cát biết nói, biết
xúc động thật sự,
biết hành động và không thể
làm ngơ
trước
bao số phận còn khổ
đau, bao điều ngang trái vẫn diễn
ra từng ngày. Chúng ta đã làm gì, viết
gì, trăn trở ra sao về tương lai của quê hương, cộng đồng
chúng ta, rộng hơn
là đất nước?
Chúng ta hãy nghĩ rằng, dù là hạt
cát, nhưng
những hạt cát đó có thể
cùng tạo động lực
và cảm hứng cho nhau, tạo
hiệu ứng sâu rộng, bởi
vì chúng ta có khả năng làm chủ
con chữ, có nghị lực
và mục tiêu xây dựng và bảo
vệ đất nước.
Thời
cuộc không cho phép chúng ta ỷ lại,
vô cảm nữa. Thời
cuộc muốn chúng ta trăn trở
và suy tư,
nghĩ nhiều hơn
về những đề
tài lớn lao hơn.
Chúng ta không thể viết
ra những tác phẩm đề
cao chức năng giải trí, coi văn chương chỉ
là một cuộc chơi bình thường.
Văn chương
cần hướng
tới chức năng giáo dục,
chức năng thẩm mĩ và tinh thần
tranh đấu xã hội. Chúng ta có đủ
dũng khí để nhập cuộc.
Những khuôn mặt sáng ngời,
những tác giả, cây bút được
học hành tử tế,
được
uống chung nguồn nước đoàn kết truyền
thống quý báu của dân tộc
ta.
Cuộc
sống đang đặt lên vai chúng ta trách nhiệm,
đòi hỏi chúng ta phải nghĩ khác và sống khác. Đòi hỏi
chúng ta phải có những hy sinh cá nhân cho mục
tiêu chung. Bản thân tôi cũng đặt lên vai trách nhiệm
cho mình một trách nhiệm với
thời cuộc. Không thể
trốn tránh mãi trong sự
bình yên cá nhân, và tôi nhập cuộc
trong sự việc sáng tác và sáng tạo
về những điều
tôi thấy không thể không viết.
Tôi viết về những
điều cuộc sống
đòi hỏi ở bản thân mình. Những khổ
đau vụn vặt cá nhân, chuyện
tình tay ba tay tư,
hay những u hoài về kỷ
niệm cá nhân cần phải
gác lại một bên, để
nhường
chỗ cho tư
duy mới, ý nghĩ và trở trăn mới
về vấn đề bức
thiết của xã hội
đang quan tâm. Tôi không cổ vũ những
sáng tác xa rời hiện thực
cuộc sống đang diễn
biến vô cùng mau lẹ, phức
tạp và đầy ngổn
ngang. Tôi không cổ vũ những
sáng tác mang quá nhiều yếu
tố thị trường, với nhiều
tác phẩm sướt
mướt,
ủy mị. Dù rằng
chính bản thân tôi còn có những
chỗ dễ dãi, hời hợt,
kém sáng tạo, kém sự thôi thúc xúc động.
Tôi biết mình đang ở đâu và vẫn
nỗ lực cố gắng.
Về
góc độ những người sáng tác trẻ mảng
văn xuôi, một loạt tên tuổi
đã tham gia góp mặt vào diện
mạo văn xuối trẻ
như
Văn Thành Lê, Lê Minh Nhựt, Đinh Phương, Chu Thị
Minh Huệ, Phan Tuấn Anh, Yến
Linh, Lê Quang Trạng, Trác Diễm,
Nhật Phi, Trịnh Sơn… Nhưng
để thấy một
sự dấn thân sắc nét thì chưa có. Tôi xin tạm
phân biệt, đây là những cây bút viết
theo lối chính thống. Rất
nhiều trong số những
cây bút kể trên dám dấn thân. Thậm
chí dấn thân một cách cô độc
trong khi cuộc sống còn quá vất
vả. Nhiều trong số
đó vừa phải mưu sinh, vừa cố gắng
khẳng định mình. Thêm nữa,
tác giả văn xuôi trẻ với
tính chất chính thống đang cố gắng
xác lập giá trị, hướng đến viết
dài hơi
bằng việc đầu
tư
cho truyện dài, tiểu thuyết.
Tôi tin vào những
đã và sẽ sáng tạo như một nhu cầu tự
thân, không a dua để câu khách. Có những
người
tuyên bố không bao giờ dính dáng đến
truyện sến dù cuộc
sống khó khăn. Họ hướng tới cái hay, cái mỹ
và cả chất nhân văn cũng như tầm
tư tưởng.
Đó là phẩm chất đáng quý mà chúng ta cần
phát huy để nhập cuộc
sâu rộng hơn,
sáng tạo nhiều và ấn
tượng
hơn,
góp thêm những tiếng nói sâu sắc
bằng chính các tác phẩm
có tư tưởng
gắn với tinh thần
thời đại.
Vâng. Chúng ta cần
phải biết sốt
ruột để không cho phép mình bị bỏ lại
phía sau. Chúng ta cùng dấn bước trên con đường
nhọc nhằn. Nhiều
trong số các cây bút trẻ, ngay như bản
thân tôi, có một xuất phát điểm
thấp, vừa phải
vật lộn mưu sinh, vừa sáng tác. Nhưng chúng ta sáng tạo
với tư
cách là những người
yêu nước,
dám lên tiếng với sự bất
công, xảo trá, bất trắc
bằng tiếng nói của
văn học. Chúng ta đứng về
phía sự thật, phía cái đẹp
và giản dị. Chúng ta cùng lên tiếng
vì những giá trị cao đẹp
của văn chương.
Chắc
chắn rằng, trên con đường
nhập cuộc của
những cây bút trẻ thế hệ
chúng tôi, cần lắm sự đồng
hành của các cơ
quan xuất bản, sự ủng
hộ của các cơ
quan thông tấn, truyền thông và sự
đón nhận của công chúng. Tôi cũng mong có thêm
các cuộc thi văn chương
nhằm phát hiện, tìm ra được
tác phẩm văn xuôi có chất lượng, đủ lay thức
lòng người,
nhân thêm cái đẹp trong cuộc sống.
N.V.H
(*) Trong Văn nghệ An Nhơn tập 13.2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét