Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

HAI DÒNG GỐM XƯA & NAY BÊN DÒNG SÔNG CÔN - Bài của Chính Tâm



Đã từ lâu, An Nhơn được mệnh danh là đất nghề, các làng nghề sớm ra đời, nhất là các làng dệt nhuộm, làng rèn, làng đúc, làng gốm, chủ yếu là xung quanh kinh thành Đồ Bàn, sau này là thành Hoàng Đế như Nam An, Bắc Thuận, Nhạn Tháp, An  Thái, Gò Găng, Phương Danh… nằm dọc hai bên các nhánh sông Côn để thuận tiện việc vận chuyển, giao lưu buôn bán.  

Dòng chảy văn hóa trên mảnh đất An Nhơn, Bình Định hơn mười thế kỷ, trong đó có ngót năm trăm năm thuộc lãnh địa của vương quốc Champa (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV), đã hội tụ những tinh hoa nghệ thuật, đỉnh cao là trình độ kiến trúc đền tháp và điêu khắc hình tượng, trong đó gốm sứ có vai trò hết sức quan trọng. Nghệ nhân người Chăm đã cho ra những sản phẩm gốm nổi tiếng không chỉ ở trong nội hạt, còn tham gia vào dòng gốm thương mại, theo chân thương lái và thuyền buôn vươn ra thế giới, với chất lượng nghệ thut, mẫu mã, men màu đặc sắc được các nhà khảo cổ nước ngoài phát hiện trên các con tàu đắm và trong các đợt khai quật khảo cổ trước đây, đã khẳng định giá trị của gốm cổ Gò Sành. Gia tài nghệ thuật gốm Chăm từ lâu được các nhà nghiên cứu mỹ thuật, những người sưu tầm cổ vật trong và ngoài nước quan tâm tìm kiếm với tấm lòng trân trọng.

 Chính những hiện vật gốm cổ đang được lưu giữ trong các bảo tàng hay còn sót lại trong các sưu tập, các di chỉ khảo cổ học và còn ẩn chứa không ít trong lòng đất hai bên bờ sông Côn, không chỉ có tại khu lò sản xuất gốm Gò Sành (Phụ Quang- Nhơn Hòa), mà còn ở Gò Cây Me (Đại Bình- Nhơn Mỹ), Thủ Thiện (Bình Nghi- Tây Sơn) và nhiều nới khác. Bao đời nay, người dân đào đắp kênh mương thủy lợi, mở móng làm nhà, lấy đất làm gạch ngói… thỉnh thoảng phát hiện, thu nhặt được gốm Hời khá nhiều, có sản phẩm nằm trong lòng đất mấy thế kỷ vẫn còn nguyên vẹn hình dáng và màu sắc.

Sản phẩm gốm Chăm đã được các cơ quan chuyên môn thẩm định, đặc biệt về độ sắc sảo, tinh tế đường nét hoa văn và màu sắc, chủ đạo vẫn là màu đỏ nhạt, nâu sậm được nghệ nhân sử dụng nguồn đất sét tại chỗ, kết hợp pha trộn với một số chất liệu khác như bã thực vật và cát với tỷ lệ vừa phải, khi nung sẽ cho ra sắc màu tươi, tăng độ kết dính và bền đẹp, càng về sau càng trở nên đậm nét, không hề phai màu.

Minh chứng cho nét độc đáo về nghệ thuật thẩm mỹ, tính đa dạng về chủng loại và độ bền bĩ của gốm cổ Gò Sành, một địa chỉ văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp Quốc gia. Gốm Gò Sành là sự thăng hoa về k thuật, mỹ thuật và chất liệu trong điêu khắc, tượng gốm và những sản phẩm khác đa dạng như gạch, bát đĩa, lọ cắm hoa, hũ thạp… tạo nên một bước tiến về nghệ thuật gốm Chăm, được các nhà khảo cổ Việt Nam và các nước Nhật Bản, Pháp, Mỹ… đánh giá rất cao. Sự tổng hòa màu sắc và đường nét các phù điêu, tượng đất nung và mặt hàng gia dụng đã tạo ra những sản phẩm mang màu đất tự nhiên từ chất liệu đất sét đặc trưng của xứ sở này, mà không phải nơi nào cũng có. Tư liệu gốm cổ Gò Sành xuất hiện trên nhiều luận án tiến sĩ chuyên ngành khảo cổ học và trong nhiều tài liệu nghiên cứu văn hóa trong và ngoài nước.

Gốm cổ Gò Sành (Nhơn Hòa) cùng với sản phẩm điêu khác tượng đất nung, tượng đá độc đáo từ cụm Tháp Mẫm (Nhơn Thành) và nhiều sản phẩm khác được trưng bày ở Ntruyền thống thị xã An Nhơn, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định, Bảo tàng Chăm ở thành phố Đà Nẵng, Bảo tàng Văn hóa thành phố Hồ chí Minh… và nhiều nơi trên thế giới. Đó là chưa kể còn lưu giữ trong nhân dân, trong các bảo tàng tư nhân với số lượng không phải ít.

Gốm Chăm sinh ra và tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định của người Chiêm Thành trên đất An Nhơn- Bình Định, đến thời thời điểm chấm dứt vai trò trị vì của vương triều Vijaya. Tuy nhiên, sau khi vùng đất này thuộc về Đại Việt, dòng người từ phía Bắc lần lượt di cư vào đây, trong đó có nghệ nhân nghề gốm mang theo hành trang nghệ thuật làm gốm Việt. Với kinh nghiệm nghề nghiệp, cộng thêm chất liệu đất sét đặc trưng, cùng với quá trình tìm hiểu, khai thác k thuật gốm Gò Sành, từ đó nghề gốm ở xứ này được kết hợp sự tinh xảo của tay nghề nghệ nhân với nghệ thuật gốm cổ Gò Sành cho ra kết quả gốm Việt mỗi ngày một cải tiến.

Quá trình tiếp biến ấy có sự ra đời làng gốm Nhạn Tháp (Nhơn Hậu), nằm trong khu vực thành Đồ Bàn xưa và sát bờ bắc sông Thạch Yển, nhánh bắc phái sông Côn. Theo các nghệ nhân cao niên, nghề gốm khởi nguồn từ thời vua Nghiêu Thuấn, từ điển tích “Thuấn vân dung điền hà khốc du sơn”. Tương truyền rằng, một hôm vua Thuấn đi du ngoạn, sai quân lính lấy đất nặn đồ chơi từ một thứ đất lạ, sau này mới biết là đất sét, từ đó nghề gốm ra đời, rồi một số nghệ nhân người Hoa truyền sang. Đó cũng chỉ là giả thiết về bề dày thời gian và tôn vinh vị thế làng gốm, chứ chưa có cứ liệu nào ghi chép chính xác làng gốm Nhạn Tháp ra đời tứ lúc nào, chỉ biết là đã rất lâu, qua nhiều thế kỷ.

Nhưng có thể nói rằng, gốm Nhạn Tháp được hình thành trên cơ sở kế thừa truyền thống sản xuất gốm của người Chiêm Thành trước đó và sử dụng nguồn đất sét đặc trưng tại chỗ. Bởi qua bao đời nay, sản phẩm gốm làng nghề Nhạn Tháp vẫn mang nét đẹp đằm thắm, đỏ nâu như gạch tháp Chăm chứ không hề có tráng men như các loại gốm khác. Hơn nữa, ngay tại làng Nhạn Tháp, trước đây trong quá trình lao động sản xuất, người dân đã phát hiện trong lòng đất nhiều dấu vết lò gốm với nhiều mảnh sành có màu xanh ngọc, đỏ nâu, xám đục từ các khu lò sản xuất gốm của người Chăm. Các nghệ nhân làng gốm Nhạn Tháp còn khẳng định rằng, vị trí đối diện Chánh điện ty thờ Tổ nghề gốm tại xóm An Xuân, gần bờ sông và một nơi gần chùa Nhạn Sơn trong thôn Nhạn Tháp có dấu tích khu lò gốm Chăm thời xa xưa.

Lại có giả thiết cho rằng, làng gốm Nhạn Tháp (Nhơn Hậu) hình thành từ thời kỳ hoàng kim của đế chế Champa ở xứ này và chủ nhân của nó là người Chiêm Thành. Khi người Việt đặt chân đến, nghệ nhân nghề gốm phía Bắc đã kế thừa, pha trộn dòng gốm Chăm và tiếp tục kế sinh nhai bằng nghề gốm tại làng Nhạn Tháp. Phải chăng giả thiết ấy nhằm nói lên cội nguồn cùng với sự tiếp biến của lịch sử, qua ảnh hưởng truyền thống đất nghề đã sớm hình thành làng gốm Nhạn Tháp mang đậm bản sắc văn hóa bản địa, có bề dày lịch sử khá lâu.

Nghề làm gốm lúc đầu chỉ hình thành ở xóm An Xuân- Nhạn Tháp và xóm Nam- Ngãi Chánh, chưa phải là nghề chính, càng về sau nghề này càng ăn nên làm ra, nhiều người đến đây học nghề và mở lò làm gốm, dần dần lan ra cả làng Nhạn Tháp và một phần làng Ngãi Chánh, Vân Sơn, làng Thạnh Danh bên kia sông. Học nghề theo kiểu cha truyền con nối, chủ yếu là sử dụng lao động trong gia đình và thuê thêm một ít lao động có tính chất thời vụ. Đàn ông khỏe mạnh làm chuyện nặng như đắp lò, khai thác chất đốt, đào đất, nhồi đất, tạo dáng một số sản phẩm khối hình lớn, k thuật tạo hình khó như bộng giếng, muổng đường… và làm nhiệm vụ đốt lò. Còn đàn bà và cả trẻ con làm công việc nhẹ như tạo dáng những sản phẩm nhỏ gọn như ấm, nồi, niêu, trách trã, bình vôi, heo đất, lò, bếp, chậu rửa… Khi sản phẩm ra lò thì lo phơi phong, xếp thành phẩm chuẩn bị xuất xưởng. Nói thì đơn giản, nhưng cả một quy trình khép kín, công đoạn nào cũng rất cần thiết, nhưng quan trọng nhất là k thuật đốt lò, chỉ có nghệ nhân tay nghề cao mới làm được, đảm bào sản phẩm đủ độ chín, nếu già lửa sản phẩm bị méo mó, non lửa dễ bị rữa vỡ khi gặp nước, làm sao giữ nguyên hình dáng mẫu mã, đặc biệt là màu gốm nung đỏ nâu, trông đẹp mắt.

Tuy nhiên, nghề nào cũng có lúc thăng trầm, thịnh suy, ngh làm gốm ở Nhạn Tháp cũng không ngoại lệ. Thời thịnh hành của nghề gốm là thời kỳ “đồ đất”, khoảng giữa thế kỷ 20 trở về trước, gốm Nhạn Tháp có mặt các tỉnh đồng bằng và Tây Nguyên, thời ấy còn ga xép tàu lửa Vân Sơn (ga tàu chợ) thuận tiện vận chuyển mặt hàng gốm đi ra Bắc, vào Nam. Đến giữa thập niên 80 trở lại đây, đồ đồng, đồ sắt, nhôm nhựa và mặt hàng gốm cao cấp tràn ngập thị trường, thị phần đất nung thu hẹp dần. Ngoài ra, nguồn đất sét nguyên liệu ngày càng khan hiếm, làng gốm Nhạn Tháp gặp khó khăn, họ lần lượt dời ra khu dân cư mới ở Vân Sơn, số người làm nghề gốm ít dần, chỉ còn vài chục hộ cố duy trì cái nghề cha truyền con nối đến ngày nay.

Làng gốm Nhạn Tháp, Vân Sơn, Ngãi Chánh thờ tổ là vua Thuấn, hàng năm cứ vào ngày mùng sáu tháng bảy âm lịch, tại Chánh điện ty thờ, bà con làm nghề tổ chức cúng t và hội làng nghề. Nhìn lên hai câu đối: “Sáng nghiệp Đồ thành thiên thu tại/ Nghệ nhân tinh xảo vạn cổ tồn” còn lưu trong chánh điện, nghệ nhân làm nghề gốm lâu năm không khỏi xót xa trước nghề truyền thống lâu đời đang dần bị mai một.

Gốm cổ Gò Sành và gốm Nhạn Tháp ở hai giai đoạn lịch sử và trình độ nghệ thuật, mẫu mã, chủng loại và chất lượng sản phẩm khác nhau, nhưng giống nhau một điều là cả hai dòng gốm đều sử dụng nguồn đất sét đặc trưng xứ sở Đ Bàn (An Nhơn) và đều dựng lò nung đồ gốm dọc hai bên bờ sông Côn. Ngh nhân của hai tộc người ở hai thời kỳ đã thổi hồn vào đất, góp phần làm nên những giá trị văn hóa đích thực nghìn năm trước và tận sau này, mãi tồn tại với thời gian, bởi nó không bao giờ mất trong tâm thức của người dân. Đất sét xứ sở và dòng nước sông Côn quyện mãi trong gốm xưa và nay, như là hồn cốt của sản phẩm đất nung.  

C.T

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét